SƠ LƯỢC VỀ LOÀI RUỒI

Nước ta có khoảng 172 loài ruồi, trong đó khoảng 70 loài sống tại các khu vực dân cư.

Phổ biến nhất là ruồi nhà (Musca domesstica), ruồi chợ (Musca sorbes) và nhặng xanh (Calliphora megacephala)

Ruồi trưởng thành có kích thước khoảng 3-12cm tuỳ từng loài. Cơ thể chia ra 3 phần: Đầu hình bán nguyệt hoặc hình cầu có 2 mắt kép và 3 mắt đơn (ocecelli) với phần phụ miệng kiểu trích hút (loài hút máu) hay kiểu liếm (như ruồi nhà và nhặng). Ngực chia thành 3 đốt mang 3 đôi chân và 1 đôi cánh màng phần giữa ngực. Bụng gồm 11 đốt nhưng các đốt cuối hình thành các bộ phận sinh dục đực và cái chuyên biệt.

Ruồi là loài côn trùng biến thái hoàn toàn với 4 giai đoạn phát triển: Trứng – ấu trùng – nhộng – con trưởng thành. Trứng ruồi đẻ thành chùm, búi trên bề mặt hoặc vùi sâu trong giá thể có độ ẩm và dinh dưỡng cao. Phôi phát triển phụ thuộc và nhiệt độ và khoảng 5-16 giờ. Ấu trùng ruồi (thường được gọi là giòi) trải qua 3 độ tuổi (I, II, III) sau 2 lần lột xác và có khả năng ngoại tiêu hoá tức là bài tiết men tiêu hoá qua nước bọt và phân ra môi trường xung quanh để biến đổi thức ăn rồi hút lại.

One thought on “SƠ LƯỢC VỀ LOÀI RUỒI

  1. Pingback: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MỐI – Kingvina

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *