Ruồi và những bệnh do ruồi truyền
|
Mật độ ruồi về mùa hè thường cao hơn, mật độ cao ở mức nhiệt độ 20-25oC, nhưng trú đậu thích hợp ở 35-40oC, và nguy cơ truyền bệnh của ruồi trong mùa hè cũng tăng lên.
Mật độ ruồi về mùa hè thường cao hơn, mật độ cao ở mức nhiệt độ 20-25oC, nhưng trú đậu thích hợp ở 35-40oC, và nguy cơ truyền bệnh của ruồi trong mùa hè cũng tăng lên.
Ruồi có 2 nhóm chính là ruồi hút máu và ruồi liếm thức ăn, trong đó chú ý đến ruồi nhà Musca domestica và Musca vicina thuộc nhóm liếm hút thức ăn. Chu kỳ phát triển của ruồi gồm 4 giai đoạn: trứng, dòi, nhộng và ruồi trưởng thành. Ruồi thuộc nhóm biến thái hoàn toàn, tương tự như muỗi. Thời gian hoàn thành một chu kỳ tùy thuộc nhiệt độ môi trường, từ 6-42 ngày. Tuổi thọ của ruồi nhà 2-3 tuần, cũng có khi ở điều kiện thuận lợi, ruồi nhà có thể sống tới 3 tháng. Ruồi đẻ ở nơi chất hữu cơ phân hủy như phân bón, rác rưởi. Trứng nở thành dòi trong vòng vài giờ. Dòi ở trong phân/rác và chúng cần ôxy của không khí để sống, chúng lột xác 3 lần rồi tìm chỗ như đất mùn để chui xuống đó và hình thành nhộng. Giai đoạn nhộng từ 2-10 ngày, phát triển thành ruồi non trong vỏ nhộng, rồi mở/xé bao nhộng để chui ra ngoài thành ruồi trưởng thành. Ruồi trưởng thành màu xám, dài 6-9mm, có 4 sọc đen kéo dài trên lưng của các đốt ngực. Chỉ sau vài ngày ruồi có thể đẻ trứng, mỗi ruồi cái có thể đẻ 5 lần và mỗi lần có thể đẻ tới 120-130 trứng.

|
|